Việc chống thấm nhà tắm rất đơn giản nhờ cách xây tường sau đây

Sự cố thấm dột nước sàn nhà vệ sinh không phải là hiếm. Nếu sử dụng nhà vệ sinh không đúng từ khâu thiết kế và thi công, đúng quy trình thì công trình sẽ minh bạch, nhà vệ sinh tuy chỉ đóng vai trò phụ trợ nhưng lại có công năng khôn lường và không kém phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là khu vực dễ xảy ra các sự cố như thấm nước, dột trần, dột tường, thậm chí là ẩm mốc.

Phòng tắm là khu vực thường xuyên ẩm thấp nên việc chống thấm tường nhà tắm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng. Bởi nếu không đúng quy trình, không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Sau đây tại chuyên mục giải pháp xây dựng sẽ hướng dẫn bạn cách xây tường nhà vệ sinh để năng cao khả năng chống thấm, dột ở nhà bạn.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột nhà tắm

Nếu như bạn không biết được nguyên nhân khiến cho nhà tắm bị thấm dột thì rất khó tìm được giải pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả đúng không nào? Vì vậy một số nguyên nhân phổ biến cụ thể như:

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột nhà tắm
Tình trạng thấm dột nhà tắm thông qua ống dẫn nước
  • Hệ thống ống nước thoát nằm ở dưới âm sàn bị vỡ hay cũng có thể bị rò rỉ trong thời gian sử dụng nước bắt đầu thấm. Nếu như tình trạng nhẹ thì chỉ xuất hiện ố mốc, còn nặng thì sẽ chảy thành dòng. Từ đó sẽ làm cho trần nhà bị hư hỏng, sập xệ và xuống cấp.
  • Thời tiết của Việt Nam chủ yếu là nóng ẩm và mưa rất nhiều. Do đó hầu hết các công trình đều bị chịu tác động lớn từ độ ẩm cao trong không khí. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nhà vệ sinh bị thấm ẩm nghiêm trọng.
  • Trong quá trình thi công thì không tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh hoặc đã tiến hành xử lý nhưng mà không đúng kỹ thuật. Hay không đúng quy trình nên hiệu quả đạt được không cao.
  • Một số ngôi nhà đã được đưa vào sử dụng trong thời gian dài nên nhà tắm bị xuống cấp, thấm dột là điều tất yếu và dễ hiểu.
  • Các hoạt động sinh hoạt thường ngày như tắm, giặt,.. đều gắn liền với nước. Chính vì thế sẽ bị chịu tác động trực tiếp dẫn đến việc bị thấm dột.

Những ảnh hưởng khi nhà tắm của gia đình bạn bị thấm nước

Nhà tắm bị thấm nước sẽ gây ra rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công trình. Không những thế cũng tác động tới sức khỏe của người sử dụng. Khi mà nhà tắm bị thấm nước sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

Những ảnh hưởng khi nhà tắm của gia đình bạn bị thấm nước
Tình trạng ẩm mốc, ố vàng khi bị thấm dột
  • Nhà tắm khi bị thấm nước sẽ khiến tường bị ố vàng, ẩm mốc. Hoặc thậm chí còn hây lên tình trạng bong tróc làm mất đi tính thẩm mỹ. Nếu như không có cách chống thấm nhà vệ sinh kịp thời sẽ hư hỏng kỹ thuật kết cấu của ngôi nhà.
  • Xuất hiện mùi hôi, rêu xanh, ẩm mốc xung quanh nhà vệ sinh. Điều này hoàn toàn không tốt một chút nào là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây ra một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên khác ở trong gia đình.
  • Khi nhà tắm bị thấm nước cũng cũng có thể lây lan sang các phòng khác. Và gây nên tình trạng ẩm mốc cho toàn bộ công trình.

Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà tắm để giảm sự thấm dột

Sau khi xác định được vị trí để xây dựng thêm nhà tắm trên khoảng mặt sàn đã hoàn thiện. Bạn hãy xác định bức tường bao quanh phòng tắm cần để xây dựng. Để xua tan nỗi lo ngại khi thiết kế tường bằng gạch đặc có thể đảm bảo được việc chống thấm nhưng lại gây sức nặng cho công trình, một giải pháp được đưa ra đó là thi công bê tông cốt thép ở phần chân mặt sàn có độ cao tương đương với gạch. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể xây gạch nhiều lỗ cho tường để giảm bớt sức nặng.

Hưỡng dẫn kỹ thuật xây nhà tắm để giảm sự thấm dột
Kỹ thuật xây nhà tắm để giảm sự thấm dột

Chân tường với bê tông cốt thép vừa giữ cho tường an toàn, kết cấu vững chắc. Vừa giúp nước ở sàn phòng tắm không thấm lên chân tường ngược lên bức tường như cách thi công thông thường. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tạo rãnh đổ bê tông bằng cách xây gạch đỏ hai bên. Bê tông được đổ rộng khoảng 15cm để đảm bảo khả năng chống thấm. Sử dụng thép để đan trong rãnh nhằm tăng cường kết nối giữa tường cũ và tường mới.

Ngay cả các bức tường mới xây, bạn hoàn toàn yên tâm bố trí đường nước bằng các loại ống kim loại để tăng độ bền. Và chống rò rỉ nước trong cách trường hợp bị vỡ đường ống như các vật liệu thông thường. Sau khi xây xong, bức tường sẽ được giằng bằng lưới thép dày dặn để đảm bảo vững chắc. Sau đó mới tiến hành hoàn thiện bằng việc trát vữa và sơn hoàn thiện.

Kết luận

Với những hướng dẫn trên từ chuyên mục giải pháp xây dựng của chúng tôi hôm nay. Bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức mới về kỹ thuật xây dưng. Từ những kiến thức xây tường này có thể giúp cho nhà tắm của gia đình không bị thấm dột. Đem lại tính thẩm mỹ, vẻ đẹp tự nhiên và đặc biệt là sự an toàn của kết cấu bên trong ngôi nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 49 = 59