Tìm đầu ra tốt cho nông sản Nam Bộ và Tây Nguyên ở nước ngoài

Giải quyết đầu ra cho nông sản Việt Nam luôn là vấn đề đau đầu của các cấp chính quyền địa phương và trung ương.Việc buôn bán và luân chuyển các loại nông sản đến thị trường trong nước để phục vụ nhu cầu của người dân là điều đương nhiên. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, giá bán có thể sẽ rất thấp mà còn bị hạn chế số lượng. Do đó, việc xuất khẩu nông sản, đem chúng ra nước ngoài sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp nâng cao giá trị của các loại sản phẩm này. Tại khu vực Nam bộ và Tây Nguyên đã tích cực tổ chức các sự kiện để đánh thẳng vào các thị trường nước ngoài này nhằm tìm đầu ra tốt hơn cho nông sản khu vực này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

Các sự kiện thu hút khách nước ngoài đến với nông sản khu vực Nam bộ và Tây Nguyên được triển khai

Chỉ trong 2 ngày 9 và 10/8, Bộ Công Thương đã liên tục tổ chức các sự kiện kết nối nông sản khu vực Nam bộ và Tây Nguyên đến với khách hàng trong và ngoài nước. Tiếp nối chuỗi hoạt động trong chương trình “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ. Xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam bộ và Tây Nguyên 2021”. Bộ Công Thương đang liên tục kết nối nông khu vực này. Đến thị trường cả trong và ngoài nước.

Nông sản
Minh họa nông sản của vùng Nam Bộ và Tây Nguyên

Theo đó, trong 02 ngày 09 và 10 tháng 8 năm 2021, Bộ Công Thương đã tiến hành các phiên giao thương kết nối doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Cung ứng nông sản, thủy sản của khu vực Nam bộ, Tây Nguyên với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu trong nước. Hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử. Và nhà nhập khẩu nước ngoài. Kết hợp tư vấn phát triển thị trường cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam.

Sự kiện này đã thu hút rất nhiều thương nhân người nước ngoài đến gần hơn với nông sản Việt

Ngày 9/8, Phiên giao thương thủy sản Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Châu)” đã được tổ chức với sự tham gia của 19 nhà nhập khẩu, thương nhân Quảng Châu giao dịch với 30 doanh nghiệp nông sản Việt Nam. Phiên giao thương cũng đồng thời thu hút hơn 30 công ty thủy sản Việt Nam khác cùng tham dự. Để nắm thông tin nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, Phiên giao thương B2B đã kết nối hơn 90 doanh nghiệp Việt Nam. Với 20 doanh nghiệp nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia như (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan, UAE (Châu Á), CH Séc, Đức, Rumani (Châu Âu); Senegal, Algerie (Châu Phi); New Zealand. Đồng thời, phiên tư vấn trực tuyến xuất khẩu nông sản, thủy sản. Sang thị trường Hà Lan. Và đã thu hút trên 100 doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản Việt Nam tham dự. Sáng ngày 10/8, Phiên giao thương B2B kết nối thúc đẩy tiêu thụ cả thị trường trong nước. Và thị trường xuất khẩu. Có 3 nhà nhập khẩu lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hungary. Giao dịch với hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam về các mặt hàng. Như: nông sản, gia vị, thuỷ sản…

Bộ Công Thương Tây Nguyên và Nam bộ mong muốn đưa nông sản khu vực vào chương trình bán hàng theo “combo”

Hàng hóa bày bán tại siêu thị
Giải pháp đưa nông sản Nam Bộ và Tây nguyên vào gói com bo

Ở thị trường trong nước, “Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” của Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt) đang tiếp tục kết nối nông sản Tây Nguyên và Nam bộ vào hệ thống siêu thị Vinmart với Sở Công Thương các tỉnh phía Nam với để thu mua các mặt hàng trái cây, nông sản của các địa phương. Đưa vào chương trình bán hàng theo “combo”.

Các chương trình kết nối trên đã mang lại hiệu quả tương đối tích cực

Các chương trình kết nối cung cầu nông sản của Tổ công tác đặc biệt. Đã mang lại hiệu quả tương đối tích cực. Đơn cử, Sở Công Thương Long An đã ngay lập tức kết nối với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương. Khi trái thanh long đến vụ thu hoạch khó tiêu thụ do sản lượng tăng vọt. Ngay sau khi nhận được thông tin. Tổ công tác đặc biệt đã kết nối cho các nhà cung ứng. Với những kênh phân phối lớn như Aeon Việt Nam, Bách Hóa Xanh, Big C, Co.opmart… Nhờ đó, sản phẩm thanh long đến nay đã cơ bản được các kênh bán lẻ cam kết tiêu thụ hết. Chẳng hạn Bách Hóa Xanh đã cam kết tăng lượng tiêu thụ từ 4-5 tấn/tuần sang 15 tấn/ngày.

Các tỉnh thành khác cũng được hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản

Đầu ra cho nông sản
Các tỉnh khác cũng được hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản

Tương tự, huyện Châu Thành – địa phương trồng nhãn nhiều nhất tỉnh Đồng Tháp. Dự kiến có hơn 340ha nhãn đến thời điểm thu hoạch, sản lượng dự kiến khoảng 4.000 tấn. Để hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm, Sở Công Thương Đồng Tháp đã phối hợp cùng Tổ công tác đặc biệt. Kết nối với hệ thống siêu thị Big C và hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh. Các đơn vị này cam kết thu mua cho nông dân. Với giá cố định và bán không lợi nhuận. Nhằm hỗ trợ nông dân đầu ra đến khi thu hoạch dứt điểm vụ nhãn.

Theo đại diện hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh. Việc kết nối này vừa góp phần giải tỏa ùn ứ cho nông sản lại vừa cung ứng kịp thời cho những khu vực thiếu hụt. Nhu cầu cao như TP. Hồ Chí Minh. Ước tính. Tổng sản lượng trái cây mà Bách Hóa Xanh thu mua và bán trên toàn hệ thống phân phối của mình đạt khoảng 200 tấn/ngày. Trong đó riêng thị trường TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

22 − = 14