Nguyên nhân nhà bị sụt lún và cách khắc phục

Nhà sụt lún cũng là một trong những hiện tượng phổ biến đối với bất kỳ ngôi nhà nào nhưng tùy vào mức độ mà chúng ta có thể nhận thấy. Nhiều ngôi nhà chỉ khi sụt lún nghiêm trọng thì mới phát hiện ra hiện tượng này. Sụt lún nhà chủ yếu là ở phần móng có thể làm cho công trình nhanh chóng xuống cấp, liên quan đến các kết cấu khác của ngôi nhà. Nguyên trọng hơn, sụt lún nhà về lâu dài có thể gây nguy hiểm cho mọi người trong nhà. Để sụt lún nhà không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của ngôi nhà, tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng nhà bị lún

Có thể nói các hiện tượng nhà mới xây xong mà bị nghiêng,lún, nứt… Có nhiều nguyên nhân nhưng các nguyên nhân xuất phát từ khâu nền – móng vẫn chiếm phần lớn. Các trường hợp mà nhiều nhất là liên quan đến nền đất yếu. Nhà bị lún không phải là hiện tượng hiếm gặp. Hầu như các công trình đều bị lún trong giới hạn cho phép. Vậy nếu ngôi nhà hoặc công trình đó lún.quá giới hạn cho phép thì sao? Đâu là nguyên nhân và cách xử lý khi nhà lún.

nguyên nhân gây nhà lún
Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng lún nhà

Nứt có phải do lún?

Tình trạng nhà bị nứt có nhiều nguyên nhân. Không hẳn vì lún mà bị nứt. Thậm chí có nhà lún nhưng không nứt. Mặt cơ học là do lún hay tính toán kết cấu thiếu, bị võng hệ đà. Nguyên nhân này rất ít xảy ra. Nứt phần lớn.nằm ở khâu vật lý, do nhiệt. Ví dụ, nhà hướng tây, dưới tác động của nắng gắt làm cho độ co giãn của tường và cửa gỗ khác nhau gây nứt.

Nguyên nhân gây.nứt về mặt thi công có nhiều như xây tô sai kỹ thuật. Gạch không được nhúng nước trước khi xây hay tường để quá khô ráo khi tô vữa; hoặc chất lượng gạch không.được tốt; hoặc sơn nước không đúng phương pháp chỉ dẫn của nhà sản xuất. Lắm khi tường và sàn đúc xây mác quá cao, cho nhiều xi măng cũng gây nứt.

Lún do kết cấu sai

Trong quá trình khảo sát thiết kế, các đơn vị thiết kế đã không.lường được hết các yếu tố. Tính sai diện tích móng hoặc tính sai lực lún gây ra hiện tượng lún không đều. Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến cho nhà dễ bị lún, thậm chí hiện tượng lún do kết cấu sai còn có thể xảy ra ngay khi đang thi công nhà. Và khi hoàn thiện công trình thì hiện tượng lún dễ dàng nhận thấy.

Lún do cấu tạo sai

Lún nhà do kết cấu sai
Kết cấu sai có thể gây nên tình trạng lún nhà nghiêm trọng

Hiện trong thực tế các nhà xây dựng thường có giải pháp đóng xong cừ tràm phải phủ trên đầu cừ một lớp cát dày 10 cm, có nơi còn lót 20 cm hay hơn nữa. Công việc này có thể gây lún công trình vì dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn bên dưới hay chui vào lớp bê tông lót có độ rỗng bên trên. Hoặc do dòng chảy, cát có thể chuyển dịch; hay do công trình kề cận đào móng,.lớp cát phủ đầu cừ này có thể bị sụp lở.

Chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau, có thể tạo lún không đều

Ngoài ra, việc phủ cát làm móng không liên kết với khối cừ tràm.nên độ cứng nền móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy gần bên cạnh. Mặt khác, do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm này.có thể bị chảy, làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình. Vì vậy nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm vào lớp bê tông lót để lực đứng và lực ngang truyền từ móng.sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành một khối chịu lực, không có lớp cát đệm trung gian.

Nguyên nhân khác cũng có thể gây lún là do dùng bê tông lót đá 4-6

Thông thường người ta dùng lớp bê tông đá 4-6.để lót trước khi đặt thép đổ bê tông móng với đá 1-2. Trong thực tế thì lớp bê tông này thường làm “qua quít” bằng việc xếp đá rồi dùng vữa xi măng tô lên phía trên, đầm tay sơ sài. Từ đó lớp lót này không thể gọi là lớp bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng. Có thể tạo ra sự lún do lớp lót, vì đất dưới đáy móng chui lên chiếm chỗ rỗng.trong bê tông đá 4-6. Mặt khác, nếu về sau bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá lớp bê tông lót này, gây lún thêm.

Nứt tường do lún nhà
Nứt tường do lún nhà

Do đó nên dùng bê tông lót đá 1-2 trộn và đổ tại chỗ. Có chủ nhà chọn lớp bê tông lót đá 4 – 6 dày 200mm là không hiệu quả và tốn kém mà gây bất tiện cho thi công và có thể làm kém an.toàn cho công trình. Không được dùng bê tông gạch vỡ làm móng vì chất lượng gạch còn kém hơn đá 4-6.

Nhà lún do thi công – lún kiểu domino khi xây chen

Ngoài ra, thi công “qua loa”, không đúng kỹ thuật hay làm gian dối cũng là những nguyên nhân gây lún. Cần phải có biện pháp chống đỡ hữu hiệu hoặc thi công từng móng, thực hiện theo dạng cuốn chiếu. Những khu vực xây đồng bộ cùng lúc thường không can hệ, nhưng xây chen thì dễ gây lún nếu không có giải pháp đúng đắn.

Cách xử lý khi nhà lún

Về nguyên tắc, khi có sự cố xảy ra về lún, nghiêng, nứt … cần có sự quan trắc trong thực tế xem các hiện tượng này xảy ra có đến mức báo động cần phải khắc phục ngay không hoặc nó đang tiếp diễn nhưng sẽ dừng lại trong một thời gian nhất định. Nếu nó dừng lại thì chúng ta chỉ cần chờ thời gian và sửa chữa nhẹ là được.

Sau đó phải làm rõ nguyên nhân gây lún. Từ đó mới có biện pháp khắc phục chính xác và hiệu quả. Việc phải gia cường móng là biện pháp tích cực. Để khắc phục lún lệch, có thể hạ cột phía cao xuống hoặc phải đôn phía cột thấp lên. Nếu ngôi nhà của bạn đang gặp phải sự cố sụt lún. Đừng để quá.muộn, vì như vậy sẽ gây mất an toàn và công tác sửa chữa khắc phục sau này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tất nhiên lúc đó chi phí bạn phải bỏ ra sẽ nhiều hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

6 + 2 =