Căn nhà ở ngoại ô Hà Nội vừa qua đã được đánh giá là một trong những thiết kế nhà độc đáo và táo bạo nhất với việc sử dụng gần như hầu hết các vách tường bằng kính. Giúp cho gia chủ có thể thoải mái tận hưởng ánh sáng của thiên nhiên trong tất cả ngỏ ngách của căn nhà. Điểm nhấn độc đáo ở đây là việc sử dụng những phương pháp lắp ghép và phối hợp các vật liệu với nhau. Điều này sẽ giúp thuận tiện trong việc thi công và tháo dỡ khi gia chủ mong muốn.
Table of Contents
Được thiết kế xây dựng trên mảnh đất nhỏ
Sau hai năm, trên khu đất 80 m2 ở Bắc Cầu, quận Long Biên. Ngôi nhà hoàn thiện với hai tầng, diện tích xây dựng 64 m2 và 29 m2 vườn trên mái. Khu đất gần sông và nhiều cây cối xung quanh. Nên gia chủ là một nhà nghiên cứu muốn căn nhà hài hòa. Tôn trọng thiên thiên, hiện đại mà không lạnh lẽo hay phô trương.
Diện tích mảnh đất nhỏ, lại có cây cổ thụ chiếm gần hết cả ba chiều không gian. Vì vậy, kiến trúc sư đã quyết định dựng một hệ kết cấu thép mảnh chỉ như gài vào tán cây. Thiết kế này giúp cho ngôi nhà “cộng sinh” được với cây to. Nhưng vẫn đủ các chức năng như hiên đón dưới sân, sân trước, hiên cạnh phòng ngủ, đường lên sân thượng. Đồng thời bảo vệ được kính nếu cành cây bị quật khi có bão.
Tuy nhiên, lợi thế cũng là bất lợi đối với công trình. Khu đất có diện tích vừa phải mà cây cổ thụ chiếm gần hết cả ba chiều không gian. Trong khi cả gia chủ lẫn nhóm thiết kế đều không muốn chặt cây. Thay vì dùng tường đặc, các kiến trúc sư thiết kế một căn nhà “trong suốt” với chất liệu chính là kính. Phương án này làm mờ ranh giới giữa bên trong với bên ngoài. Và cho phép người sử dụng thỏa sức ngắm nhìn cảnh sông cùng cuộc sống ở bến đò.
Sử dụng vách tường bằng kính
Thiết kế với 75% tường bằng vách kính là một ý tưởng táo bạo của cả kiến trúc sư và chủ đầu tư. Đồng thời, ngôi nhà trong suốt này cũng khiến nhiều người e ngại về khả năng chống nắng, nóng của công trình. Tuy nhiên, cây cối xung quanh đóng vai trò như là “lớp da” cho ngôi nhà và làm giảm bức xạ mặt trời. Ngoài ra, nhờ có gió sông và hệ vách trượt tự do. Nên ngôi nhà luôn có những luồng thông khí tối ưu lưu thông. Các lớp không gian dày chồng chéo làm cho ngôi nhà hòa tan vào thiên nhiên. Và trở thành một phần của thiên nhiên.
Dù được bao bởi kính, công trình không lo nóng bởi hệ thực vật xung quanh đóng vai trò như “lớp da” bên ngoài, giảm bức xạ mặt trời. Bên cạnh đó, gió sông và hệ vách trượt tự do giúp nhà luôn được thông thoáng. Để đáp ứng nhu cầu sống hài hòa với thiên nhiên của gia chủ, ngoài việc lựa chọn mặt bằng sao cho không phải chặt cây. Nhóm thiết kế lựa chọn hình thái đơn giản cùng hệ kết cấu mảnh cho căn nhà.
Sử dụng các vật liệu lắp ghép
Công trình đủ các chức năng như hiên đón dưới sân, sân trước, hiên cạnh phòng ngủ. Đường lên sân thượng nhưng vẫn nằm gọn dưới tán cây cổ thụ. Tạo nên hình ảnh “cây ôm nhà, nhà ôm cây”. Đồng thời bảo vệ kính trong trường hợp có bão, cành cây gãy đổ. Công trình được thi công theo phương pháp lắp ghép các phân lớp vật liệu. Việc kết hợp vật liệu dạng bánh kẹp (sandwich). Vừa giúp trao đổi khí giữa các lớp vật liệu, cách nhiệt, cách ẩm vừa hỗ trợ giảm chấn, cách âm.
Sử dụng các vật liệu lắp ghép cũng tạo điều kiện tái sử dụng nhiều cấu kiện. Khi công trình cần tháo dỡ hay thay thế sau này. Sau gần một năm vào ở, chủ nhà vẫn giữ nguyên hiện trạng của công trình, không hề thay đổi. Ngoài việc được thỏa mãn mong muốn sống gần gũi thiên nhiên. Anh hài lòng vì ngôi nhà có tỷ lệ hài hòa, khác các công trình xung quanh mà không áp đảo chúng.