Để lấy gió và ánh sáng cho ngôi nhà, các kiến trúc sư đã lựa chọn giải pháp kiến trúc thiết kế giếng trời. Đây cũng được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu mang lại những lợi ích thiết thực cho cả chủ nhà và góp phần tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong gia đình. Vì sao lại nói như thế? Bởi khi lấy nguồn ánh sáng cùng với lượng gió thông thoáng giúp bạn không cần phải bật nhiều đèn vào ban ngày. Đồng thời làm giảm được nhiệt độ phát ra từ bóng đèn. Ngôi nhà của chúng ta sẽ trở nên mát mẻ hơn, không còn ngộp ngạt. Đặc biệt là nhà có không gian nhỏ gò bó nên sử dụng giải pháp này. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về giải pháp kiến trúc này nhé.
Table of Contents
Giếng trời – Giải pháp khoa học giúp mở rộng không gian nhà phố
Giếng trời chính là khoảng trống thông theo đường thẳng từ mái xuống nền đất của ngôi nhà. Được sử dụng với các mục đích như tăng hiệu ứng thẩm mĩ. Tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, điều hòa không khí. Giúp cho khoảng không gian sống của bạn cũng trở nên hài hòa và đầy sức sống hơn. Giếng trời nhà ống được xem là giải pháp khoa học. Mở rộng không gian, được nhiều nhà phố lựa chọn.
Có cấu tạo gồm 3 phần chính: Đáy, thân và đỉnh giếng
Giếng trời được cấu tạo gồm có 3 phần là đáy giếng, thân giếng và phần đỉnh giếng. Đáy giếng là phần cuối cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ. Không gian này có thể kết nối với phòng khách hoặc phòng ăn, tạo bố cục đẹp mắt. Thân giếng là khoảng không nối đáy giếng đến đỉnh giếng, có tác dụng chiếu sáng cho các tầng bên trên. Phần đỉnh giếng là phần nằm ở trên cùng, thường là mái, có vai trò chiếu sáng và thông gió, thường sử dụng mái kính và hệ khung mái.
Giếng trời nhà ống được thiết kế ở đâu?
Thiết kế giếng trời trong nhà: Giếng trời nhà ống thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Đặt vị trí ở giữa nhà sẽ giúp giếng trời điều phối ánh sáng và gió thoáng đồng đều cho ngôi nhà, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn. Nếu thiết kế giếng trời ở trong nhà thì bạn nên làm mái kính che, vừa đảm bảo thẩm mĩ, đảm bảo đón nắng, đón gió hợp lý.
Thiết kế giếng trời sau nhà: Sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian chung của ngôi nhà. Do đó mục đích lấy sáng, đón thoáng dễ dàng và không yêu cầu thiết kế quá cầu kỳ. Nếu như thiết kế giếng trời ở phía sau, nếu bạn xây ở hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích kích thước giếng trời, để đảm bảo điều tiết gió cho ngôi nhà. Nếu thiết kế giếng trời nhà phố ở phía sau thì có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí.
Giếng trời cuối nhà: Khi thiết kế giếng trời nhà phố ở cuối nhà. Bạn cần phải chú ý nhiều yếu tố, nếu không hiệu ứng sẽ không như ý. Có thể tạo điểm nhấn ở những bức tường trơn để không gian thêm phần ấn tượng. Sử dụng tiểu cảnh hợp lý để đảm bảo phân bố không gian, vừa đón nắng và cản nắng khoa học. Phía cuối nhà thường gần với không gian sinh hoạt, nơi qua lại nên không treo đèn, hay chậu cây, vật trang trí to nặng vì có thể gây nguy hiểm cho không gian sinh hoạt.
Thiết kế giếng trời phải hợp với kiến trúc và quy mô ngôi nhà
Thiết kế đỉnh giếng: Thiết kế đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Việc thiết kế mái kính sẽ đảm bảo cho việc đón nhận ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất. Mái che nên có khung sắt làm khung để đảm bảo an toàn. Kính làm mái che nên thiết kế họa tiết hoặc sử dụng mái nhựa để giúp cho việc trao đổi ánh sáng khoa học hơn.
Thiết kế thân giếng: Ở diện tường xuyên tầng của giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh. Kết hợp chiếu sáng theo nhu cầu và sở thích của từng gia chủ. Trên những mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn. Những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách. Hoặc sử dụng những chậu cây tiểu cảnh xanh dạng dây leo để trang trí.
Thiết kế đáy giếng: Ở khu vực đáy giếng. Bạn có thể dễ dàng trang trí để tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà. Đây là khu vực được trang trí cầu kỳ nhất. Thường gia chủ sẽ thiết kế hòn non bộ, bể cá, tiểu cảnh, vườn cây leo. Sẽ giúp không gian của ngôi nhà trông xanh và trông thoáng hơn. Phần đáy giếng trời thiết kế tiểu cảnh xanh đẹp mắt.
Lời kết
Nếu bạn đang sống trong một không gian chật hẹp hãy thử ứng dụng giải pháp kiến trúc này thử xem sai nhé. Đảm bảo có thêm nguồn không khí thoáng mát, mà còn có được nguồn ánh sáng tự nhiên. Giảm bớt lượng tiêu thụ điện năng đáng kể góp phần chung tay bảo vệ môi trường bạn nhé.