Mỗi loại nhà sẽ có những cách thiết kế và tiêu chí thi công khác nhau để đảm bảo đem đến cho gia chủ một không gian thoải mái nhất để gia đình quây quần bên nhau. Và loại hình nhà cấp 3 cũng khá được nhiều người sử dụng để thi công vì những sự tiện lợi vốn có mà người đó mong muốn có được khi xây dựng. Thường thì số tầng tối đa của loại nhà này là 2 tầng và diện tích sàn vào khoảng 1000m2 – dưới 5000m2 giúp cho gia chủ có không gian rộng rãi để bố trí khu sinh hoạt.
Table of Contents
Khái niệm nhà cấp 3
Nhà cấp 3 không chỉ tiết kiệm thời gian thi công mà còn đảm bảo sự kiên cố, liên kết chặt chẽ của công trình. Trong bối cảnh quỹ đất ở các thành phố, khu đô thị lớn đang dần hạn hẹp. Mô hình nhà ở này đang được ưa chuộng hơn bao giờ hết.
Nhà cấp 3 là loại nhà xây dựng kết hợp giữa bê tông cốt thép với xi măng. Hoặc xây gạch, có kết cấu chịu lực cao. Niên hạn của nhà ở cấp 3 lên tới 40-45 năm. Hiện nay, tại Việt Nam nhà thuộc cấp 3 có 3 loại hình phổ biến là: nhà cấp 3 truyền thống, nhà cấp 3 hiện đại và nhà cấp 3 mái lệch. Tùy theo sở thích và gu thẩm mỹ của mình mà gia chủ có thể lựa chọn mẫu nhà phù hợp.
Nhà ở cấp 3 kiểu truyền thống: Sở hữu phần mái ngói vừa tạo cảm giác thân. Mà vẫn đảm bảo được nhu cần tiện ích cần có của gia đình. Nhà ở cấp 3 phong cách hiện đại: Kiểu nhà được thiết kế và trang trí theo kiểu dáng và màu sắc phương Tây. Mang đến cho gia đình bạn một không gian sống hiện đại. Phù hợp hơn với những gia đình trẻ, năng động. Nhà ở cấp 3 với mái lệch: Đây là một trong những kiểu nhà cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Giúp không gian ngôi nhà rộng hơn, thoáng hơn và kiểu cách hơn.
Cách nhận biết
Ngoài ra, để nhận biết được nhà cấp 3 là gì chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm của nhà cấp 3 như sau:
- Số tầng tối đa được pháp luật quy định tối đa là 2 tầng. Nếu cao hơn sẽ không còn được gọi là nhà cấp 3
- Tổng diện tích sàn nhà từ 1000m2 – dưới 5000m2
- Kết cấu nhà chịu lực kết giữa giữa bê tông cốt thép với xây gạch
- Niên hạn sử dụng 40 – 45 năm
- Mái Fibro Ciment hoặc mái ngói
- Vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông như: xi măng, cát, đá, gạch nung đỏ…nên giá thành tương đối phải chăng
- Bản vẽ chi tiết phải tương hợp với công trình hoàn thành
Trên đây là những đặc điểm giúp bạn nắm rõ hơn nhà cấp 3 là gì. Và dễ dàng phân biệt với cấp của các loại nhà. Bên cạnh đó, đây cũng chính là cơ sở để đấu thầu xây dựng. Và xin cấp giấy phép xây dựng cho công trình chính xác hơn.
Tiêu chuẩn của loại nhà cấp 3
Chi tiết về việc phân cấp nhà cấp 3 đã được quy định rõ trong Thông tư 05-BXD/ĐT ngày 9/2/1993 như sau:
Loại A
- Móng, khung và sàn nhà là bê tông cốt thép
- Mái ngói, tôn trần ván ép hoặc nhựa
- Nền gạch men
- Cửa kính, cửa gỗ có khuôn ngoại hoặc cửa khung sắt kính
- Khu vực nhà vệ sinh có bệ xí tự hoại, tường ốp gạch men sứ
- Hoàn thiện: Mặt chính ốp gạch men sứ hoặc trát đá rửa, tường trong nhà sơn vôi
Loại B
- Móng, khung và sàn nhà là bê tông cốt thép
- Nền được hoàn thiện bằng gạch hoa xi măng
- Cửa là pano kính không khuôn
- Mái tôn, mái ngói, trần ván ép hoặc nhựa
- Khu vực nhà vệ sinh có bệ xí tự hoại, tường ốp gạch men sứ
- Hoàn thiện: tường quét vôi màu toàn bộ
Loại C
- Móng là bê tông cốt thép
- Cột bê tông cốt thép
- Gạch hoa xi măng
- Mái tôn, mái ngói, trần ván ép hoặc nhựa
- Cửa gỗ kính
- Hoàn thiện: tường quét vôi
Những loại nhà phổ biến
Nhà cấp 3 mái Thái: Đây là mẫu nhà rất phù hợp xây dựng tại những mảnh đất rộng lớn như ở nông thôn. Mẫu nhà cấp 3 dưới đây cũng có thiết kế mái Thái. Kiểu nhà ống vừa pha nét hiện đại vừa mang hơi thở tân cổ điển sang trọng. Căn nhà giống như một căn biệt thự nằm trong khu đô thị sầm uất. Thiết kế 2 tầng của nhà cấp 3 hoàn toàn đáp ứng tốt mọi nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Mà vẫn đảm bảo sự thoải mái, thoáng đãng.
Nhà cấp 3 hiện đại: Mẫu nhà cấp 3 hiện đại rất được yêu thích ở những khu đô thị mới. Căn nhà có thiết kế giống với một căn biệt thự mini với khoảng 3-4 phòng ngủ. Những mẫu nhà cấp 2 này thích hợp cho những gia đình đông người có nhiều thế hệ cùng sinh sống.
Nhà cấp 3 phong cách truyền thống: Đây là những mẫu thiết kế phổ biến ở khu vực nông thôn, ngoại thành hiện nay. Thiết kế không có quá nhiều chi tiết cầu kỳ, khá nhỏ gọn nên tiết kiệm chi phí xây dựng.
Cửa đi phù hợp với nhà cấp 3
Những ngôi nhà cấp 3 thường có tối đa là 2 lầu. Tạo nên một không gian thoáng đãng, rộng rãi để việc sinh hoạt trở nên thoải mái hơn. Nhôm kính được cho là một trong nhiều giải pháp. Giúp tối ưu không gian sống bằng các hệ nhôm được nghiên cứu và phát triển. Dựa trên những nhu cầu thực tế của gia chủ.
Cửa nhôm là sản phẩm chủ lực để tạo nên kết cấu của ngôi nhà với những lối thiết kế hiện đại, đa dạng mẫu mã từ cửa lùa, cửa xếp lùa, cửa mở quay…
- Lý do đầu tiên là bởi tính nhẹ, bền, dễ uốn cong của nhôm
- Thứ hai là công nghệ sử dụng hiện nay đáp ứng nhu cầu của nhà thầu
- Thứ ba là kiểu cách tinh tế, trang nhã nhưng không kém phần sang trọng, hiện đại…
- Chính vì thế những hệ cửa nhôm lần lượt ra đời như một minh chứng cho sự phát triển không ngừng của ngành sản xuất nhôm.
Trong vô số sản phẩm hệ cửa nhôm sẽ có những hệ nổi trội. Có được cảm tình của khách hàng. Đó là hệ cửa LV56 với những loại cửa đi mở quay, cửa đi xếp lùa, cửa sổ bật/ hất, cửa sổ lùa. Hệ cửa đi LV60 có những loại cửa như cửa đi mở, cửa đi lùa. Trong đó cửa đi lùa bao gồm cửa đi lùa 3 cánh và cửa đi lùa 4 cánh.
Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết nhà cấp 3 nhà gì và nhà cấp 3 có mấy tầng. Giúp bạn nắm rõ đặc điểm của loại nhà ở này. Đồng thời, với những mẫu nhà cấp 3 đẹp. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng thiết kế cho căn nhà của mình. Chúc các bạn thành công!