Ngôi nhà ấm áp, che mưa che nắng, che chở cho chúng ta trong cuộc sống. Tuy nhiên, khả năng đầu tư của mỗi gia đình là khác nhau. Nhưng ai cũng muốn ngôi nhà của mình mát mẻ vào mùa hè, dễ chịu vào mùa đông lạnh giá. Nhà ống được coi là kiểu nhà phố điển hình ở các đô thị Việt Nam. Hướng thiết kế của ngôi nhà là tăng chiều cao để “bù đắp” hạn chế về chiều rộng và diện tích. Bài toán đặt ra cho thiết kế nhà ống là làm sao chống nóng tốt vào những ngày hè oi bức.
Vì vậy, khả năng đón sáng và thông gió luôn là vấn đề khiến các kiến trúc sư đau đầu. Đặc biệt là vào mùa hè, việc tìm cách chống nóng cho ngôi nhà luôn là tâm điểm chú ý của mọi người. Không khí trong nhà khó lưu thông làm tăng cảm giác khó chịu, ngột ngạt. Lúc này, ngoài việc sử dụng điều hòa, tăng độ dày của tường hay dán phim cách nhiệt lên cửa sổ… thì những giải pháp dưới đây của chúng tôi cũng giúp “giảm nhiệt” cho ngôi nhà.
Table of Contents
Dùng vật liệu như gạch sơn có chất liệu đặc biệt chống nóng
Ngoài việc tìm giải pháp chống nóng cho mái thì chống nóng cho tường nhà cũng được rất được quan tâm. Có khá nhiều cách chống nóng cho tường nhà, chẳng hạn như dùng gạch block để xây tường. Đây là một loại gạch không nung, có tác dụng cách âm, cách nhiệt rất hiệu quả, thường được dùng trong các công trình cao cấp như cao ốc, dự án chung cư, nhà hàng, khách sạn hay văn phòng làm việc…
Ngoài ra, nhiều loại sơn nước cao cấp hiện nay cũng có tác dụng giúp cách nhiệt khá hiệu quả. Bạn có thể dùng sơn nước loại này cho những khu vực cần thiết để giảm sức nóng hoặc có thể sơn toàn bộ ngôi nhà. Lưu ý là độ dày của lớp sơn càng cao thì hiệu quả cách nhiệt cũng càng cao. Ví dụ, nếu bạn sơn 2 lớp với độ dày 300 micron thì có thể giảm nhiệt cho bề mặt tường khoảng 12 – 25 độ C.
Bạn có thể trồng thêm cây xanh nhỏ cho nhà ống
Mang thiên nhiên vào trong nhà ống cũng là giải pháp chống nóng rất hiệu quả. Bạn hãy kết hợp yếu tố như cây xanh và mặt nước vào trong nhà ống bởi đây là những yếu tố có độ phát xạ thấp, gắn liền với đất tự nhiên. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích eo hẹp thì đây không phải là một điều đơn giản.
Ngoài việc thiết kế một tiểu cảnh nhỏ ngay dưới gầm cầu thang, hay đặt một bể cá trong phòng khách. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một khu vườn xanh hay thác nước đổ trên bức tường trong nhà. Không chỉ giúp chống nóng, đây cũng là cách thiết kế có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Nếu không sử dụng gạch ốp tường cho phòng khách, bạn có thể thay thế bằng việc tạo một mảng đất trên tường, sau đó trồng cỏ tự nhiên hoặc thả một vài dây leo. Sau đó tạo một thác nước nhỏ để giúp không gian sống thêm xanh mát.
Nếu nhà bạn có sân thượng thì không gì tuyệt vời hơn là tạo ra một sân vườn mini. Bạn có thể sử dụng những chậu hoa treo để tạo ra một vườn treo độc đáo. Hay một cách được rất nhiều gia đình ở phố thực hiện là trồng rau xanh ngay trên sân thượng. Không chỉ là một giải pháp chống nóng mà còn là cách cung cấp rau sạch tự nhiên cho cả gia đình.
Thiết kế giếng trời và chống nóng từ mái đem lại hiệu quả cao
Thiết kế giếng trời có thể khiến phần không gian sinh hoạt của gia đình bị thu hẹp. Tuy nhiên đây là giải pháp cần thiết để thông gió và đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà. Giúp không gian sống thêm sáng sủa, thoáng đãng và thoải mái hơn. Giếng trời sẽ tạo ra một lối đi đối lưu cho gió và ánh sáng với phần lỗ thông thoáng chiếm từ 10 – 15% diện tích xây dựng.
Mái nhà là nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất. Vì vậy chống nóng từ phần mái được coi là giải pháp đầu tiên trong thiết kế và xây dựng. Các chuyên gia cho rằng, nếu xử lý được phần mái là đã thành công 40 – 50% trong việc chống nóng cho nhà ở, các loại ngói hay tôn cách nhiệt được cho là giải pháp tốt nhất cho mái, bên cạnh đó, giá thành của chúng cũng khá phù hợp.
Bạn hãy chọn thiết kế lệch tầng và sử dụng vách ngăn phù hợp
Đặc trưng nhà ống là thiết kế cắt ngang, giữa các phòng có sự cách ly lớn, không tạo nên một không gian ấm cúng. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến thói quen sinh hoạt của các gia đình Việt. Đó là cần một không gian sinh hoạt chung quây quần, đầm ấm. Và kiến trúc lệch tầng được cho là giải pháp khắc phục hạn chế này. Đồng thời cũng là cách tạo ra một không gian thông thoáng, mát mẻ hơn.
Bên cạnh đó, đừng nên phân chia không gian một cách rạch ròi bằng những bức tường cứng nhắc. Thay vào đó là thiết kế mở, liên thông giữa không gian này với không gian khác. Sau đó dùng rèm, màn, kính, ván ép, ván MDF hay chính đồ nội thất để làm “vách tạm”. Sự phân chia này tạo nên một không gian linh động, rộng thoáng và quan trọng là ấm cúng, quây quần hơn cho cả nhà.
Kết luận
Việc chống nóng cho ngôi nhà ống của bạn cần chú ý từ sớm để lên kế hoạch phù hợp. Hi vọng những giải pháp mà chúng tôi chia sẻ trên đây phần nào có thể giúp bạn. Mong bạn sẽ tìm được biện pháp chống nóng phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao cho ngôi nhà.