Móng nhà có chức năng phân bổ trọng lượng của ngôi nhà của bạn, ngăn không cho đất nền của lô đất lan rộng và cấu trúc phải đối mặt với độ lún không đều. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến các vấn đề về cấu trúc cho ngôi nhà của bạn. Nếu bạn là người quản lý dự án để bạn tự xây dựng hoặc tự mình đảm nhận công việc, điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ tất cả các phép đo cho nền móng của tòa nhà và đảm bảo rằng mọi người trên công trường đang làm việc theo cùng một kế hoạch để tránh những sai lầm tốn kém khó sửa chữa. Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu các loại móng nhất định phải biết trước khi xây nhà qua bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
Phân loại móng nhà trong xây dựng
Người ta có thể có nhiều cách phân loại móng nhà khác nhau dựa trên từng tiêu chí. Mỗi cách phân loại sẽ giúp bạn hiểu thêm về kết cấu và kỹ thuật trong xây dựng. Để có thể lựa biết về các loại móng nhà cơ bản, mời bạn đọc tìm hiểu qua những cách chúng tôi tổng hợp sau.
– Theo chiều sâu đặt móng nhà:
- Móng nông
- Móng sâu (móng cọc)
– Theo hình dạng đặt mặt bằng trong xây dựng:
- Móng đơn
- Móng băng
- Móng bè
Đặc điểm của các loại móng nhà
Móng nông
Là móng trong hố lộ thiên sau đó được dùng đất để lấp lại. Thực tế, móng nông là loại móng được xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại. Chiều sâu chôn móng nông sẽ vào khoảng dưới 2÷3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m. Loại móng này rất thích hợp với những công trình có quy mô nhỏ như là: nhà cấp 4, nhà lầu từ 1 đến 5 tầng và được xây dựng trên nền đất tốt. Hoặc nếu nền đất yếu thì cần gia cố bằng các loại cọc gỗ như cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép để tăng độ cứng cho nền đất.
Móng sâu (Móng cọc)
Là loại móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên. Móng cọc thuộc loại móng sâu. Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng khá lớn hay được xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc gồm có đài và cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất sâu cứng hơn, đến tận lớp sỏi đá sâu. Ngày nay, để gia cố nền đất người ta thường sử dụng cọc bê tông cột thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
– Phân loại:
- Móng cọc đài thấp
- Móng cọc đài cao
– Ưu điểm: Thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý.
Móng đơn
Là loại móng đỡ một trụ cột hoặc một cụm cột sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tròn, chữ nhật… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Móng đơn được sử dụng phổ biến trong các công trình nhỏ lẻ và tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả các loại móng. Móng đơn được sử dụng khi sửa chữa và cải tạo lại các công trình nhà dân dụng nhỏ.
– Phân loại:
- Móng độc lập
- Móng cột
- Móng trụ
- Đế cột
Móng băng
Móng băng nằm dưới hàng cột hoặc tường, thường có dạnh một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được dùng để đỡ tường hoặc cột. Trong xây dựng công trình nhà dân dụng, móng băng được sử dụng rộng rãi nhất vì độ lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn. Khi xây nhà cần lựa chọn móng băng một cách hợp lí, chiều rộng <1,5m, nếu cấu tạo sai lệch có thể dẫn tới lún nhiều hơn móng đơn.
– Phân loại:
- Móng băng 1 phương
- Móng băng 2 phương
Móng bè
Là loại móng được trải rộng dưới toàn bộ nền công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Móng bè tận dụng tốt được lớp đất phía bên trên. Bề dày của móng bè từ 0,5m đến 2m theo 2 phương chịu lực, cốt thép được bố trí 2 lớp, lớp trên được giữ bởi giá đỡ. Đây là loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu hay do yêu cầu cấu tạo của công trình.
– Phân loại:
- Móng bè phẳng
- Móng bè dạng hộp
- Móng bè có gân
- Móng bè nấm