Bến Tre được biết đến là một trong bốn tiểu vùng quan trọng trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các tiểu vùng trọng điểm khác phải kể đến là Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau và tứ giác Long Xuyên. Các tiểu vùng này đều đóng vai trò tạo động lực liên kết phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bến Tre ngoài nằm trong các tiểu vùng trọng điểm tạo động lực liên kết phát triển; còn dần trở thành cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy cùng chúng mình theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm Bến Tre có những đặc điểm nổi bật gì nhé.
Table of Contents
Bến Tre giúp kết nối nội tỉnh – Cú hích cho phát triển giao thông
Bến Tre sở hữu tọa độ vàng khi nằm trên QL60 và QL57. Đây là điểm giao thoa giữa 2 vùng kinh tế lớn là ĐBSCL và TP.HCM. Bến Tre vừa giáp biển vừa có hệ thống sông, rạch chằng chịt thông ra biển; địa thế sông – biển liên hợp. Nên có điều kiện thuận lợi phát triển giao thông thủy. Tạo ra hệ sinh thái ven biển đa dạng và phong phú; hệ thống giao thông thuận lợi nối liền các tuyến, cụm dân cư và hệ thống đô thị.
Cùng với Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau; tiểu vùng ven biển phía Đông (gồm các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) là 1 trong 4 tiểu vùng tạo động lực liên kết phát triển ĐBSCL. Trong đó, Bến Tre nổi lên không chỉ có vai trò quan trọng trong tiểu vùng; mà còn có thể trở thành “nút kép” kết nối liên ĐBSCL và TP.HCM.
Dự kiến trong tương lai, khi tuyến đường hành lang ven biển phía Đông thông suốt từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đi qua Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre để về TP.HCM hoặc hòa tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, sẽ xóa thế “ốc đảo” của tỉnh, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Bến Tre đang thực hiện nhiều công trình liên kết nội tỉnh
Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang khẩn trương thực hiện nhiều công trình giao thông liên kết nội tỉnh; góp phần hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Cụ thể, đầu năm 2021, tỉnh thông xe tuyến đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền ba huyện Bình Đại – Ba Tri – Thạnh Phú giai đoạn 1. Tuyến đường này đưa vào sử dụng nối tiếp các dự án, công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 như: mở rộng 04 đoạn tuyến QL 60, 05 cầu trên QL 57C; cầu Phú Long trên QL 57B, cầu Thừa Mỹ trên ĐT 886.
Bên cạnh đó, hàng loạt dự án quan trọng khác đang được thực hiện và chuẩn bị hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2021 như: QL 57 đoạn từ phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày; ĐH 173 liên huyện Châu Thành – Giồng Trôm – Ba Tri,…
Trong đó, việc hoàn thành tuyến đê bao ngăn mặn kết hợp giao thông nối liền ba huyện Bình Đại – Ba Tri – Thạnh Phú được đánh giá là bước đi quan trọng; tạo ra động lực bước đầu để xúc tiến triển khai tuyến đường bộ ven biển kết nối từ TP.HCM đến Bến Tre và các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như thúc đẩy triển khai định hướng phát triển tỉnh Bến Tre về phía Đông theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.
Thạnh Phú vươn mình phát triển
Nghị quyết Tỉnh ủy phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã tạo cơ hội để các địa phương trên địa bàn tỉnh phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có; đặc biệt là 3 huyện ven biển Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại. Trong đó, huyện Thạnh Phú là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển trên các lĩnh kinh tế biển, năng lượng sạch, du lịch, công nghiệp biển, đô thị biển…
Định hướng phát triển mới sẽ tạo động lực để Thạnh Phú phát triển; trên cơ sở phát triển mạnh kinh tế biển tại khu vực. Tạo cơ hội mở rộng không gian giao thương giữa huyện với các tỉnh ĐBSCL. Thạnh Phú hứa hẹn trở thành một điểm sáng đầu tư tại miền Tây trong thời gian sắp tới.
Điểm yếu giữa các địa phương là thiếu kết nối
Điểm yếu lâu nay giữa các địa phương vẫn là thiếu kết nối; để phát huy hỗ tương và tiềm năng chung. Trong khi các đơn vị hành chính của tiểu vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế tương đồng. Việc định vị vai trò, năng lực kết nối của địa phương trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng. Quy hoạch vùng ĐBSCL, Bến Tre và các tỉnh trong vùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ. Và đang triển khai nghiên cứu theo yêu cầu và định hướng mới. Vai trò điểm nhấn của Bến Tre trong tiểu vùng ven biển phía Đông và “nút kép” trong kết nối liên vùng ĐBSCL và TP HCM cần được nghiên cứu làm rõ. Để phát huy tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong giai đoạn mới.