Ảnh hưởng của Covid đến ngành xuất khẩu cá tra

Cuối tháng 7 năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc Hồng Kông đạt hơn 238 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản nói chung và sản phẩm cá tra nói riêng đang gặp nhiều khó khăn do chính sách hạn chế nhập khẩu thủy sản vào nước này.

Vào cuối tháng 5 năm 2021, Trạm Giang thông báo tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước sản xuất. Trong đó có Việt Nam gây ra nhiều khó khăn cho bà con nuôi trồng thuỷ hải sản. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về thông tin này qua bài viết sau đây.

Xuất khẩu cá tra đã giảm liên tiếp từ quý II do dịch Covid-19

cá tra xuất khẩu
Xuất khẩu cá tra đã giảm liên tiếp từ quý II do dịch Covid-19

Lo ngại Covid-19, Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế nhập khẩu các loại thuỷ sản. Trong đó có cá tra. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Từ quý II, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hong Kong. Vốn là thị trường cá tra lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm liên tiếp 0,8-11,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân là từ cuối tháng 5. Trạm Giang – một trong những trung tâm trung chuyển lớn của Trung Quốc. Đã thông báo dừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn. Gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan cùn 8 nước châu Á khác từ 20/6 đến 15/7. Do nhiều thành phố như Quảng Châu, Phật Sơn, Thâm Quyến, Trạm Giang… Có dấu hiệu nhiễm, lây lan Covid-19.

Theo VASEP, nửa đầu năm nay. Nhu cầu nhập khẩu cá tra của Trung Quốc từ Việt Nam vẫn lớn. Nhưng Chính phủ nước này vẫn đưa ra nhiều chính sách nhằm giảm bớt nguồn thủy sản nhập khẩu từ các nước.

Khó khăn khi người tiêu dùng Trung Quốc lo lắng về việc nhiễm nCoV từ thủy sản nhập khẩu

Không chỉ cá tra, các loại sản phẩm thuỷ sản khác như cá thịt trắng. Cá hồi Na Uy, Chile hay cá minh thái của Nga sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như hồi đầu quý II, khoảng 50.000 – 60.000 tấn cá minh thái nguyên con, rút ruột (H&G) của Nga. Bị mắc kẹt ở Hàn Quốc do Trung Quốc yêu cầu phải có Giấy chứng thư H/C đi kèm lô hàng xuất khẩu.

Mặt khác, VASEP cũng cho biết. Người tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục lo lắng về việc nhiễm nCoV. Từ nguồn hàng thủy sản nhập khẩu nên tăng tiêu dùng thủy sản nội địa. Do vậy, giá nhiều loại sản phẩm cá nuôi nước ngọt như: cá chép; cá trắm đen, trắm trắng, cá mè đã tăng 34%, thậm chí tới 50-100%.

VASEP cho rằng với tình hình như hiện nay, Trung Quốc chắc chắn sẽ nâng hàng rào thương mại thời gian tới. Thậm chí việc kiểm soát Covid-19 thông qua các cửa khẩu, cảng nhập khẩu sẽ được siết chặt hơn. Xuất khẩu cá tra đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này nhiều khả năng giảm tiếp trong quý III.

Cá tra
Khó khăn khi người tiêu dùng Trung Quốc lo lắng về việc nhiễm nCoV từ thủy sản nhập khẩu

Giá cá tra xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc – Hong Kong

Theo VASEP, nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh tại Đồng bằng sông Cửu Long tốt hơn, doanh nghiệp quay trở lại sản xuất, xuất khẩu ổn định, mức giảm sút xuất khẩu này dưới 10%. Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo theo đó là giá cá tra nguyên liệu tại vùng này trong quý tới sẽ nhiều biến động.

Tính tới tháng 7, giá cá tra nguyên con, cắt khúc đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc – Hong Kong. Dao động mức 1,7 – 1,75 USD một kg; sản phẩm cá tra chế biến như: cá tra fillet cắt tẩm bột đông lạnh; cá tra viên tẩm bột đông lạnh… có giá xuất khẩu trung bình 3,79 – 4,35 USD một kg.

Kết luận

Hiện có hơn 100 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tham gia vào thị trường Trung Quốc. Trong đó lớn nhất là 3 doanh nghiệp, IDI CORP, CADOVIMEX II và NAVICO.

Theo các địa phương, hiện nay, nguồn cung cá cho xuất khẩu đang dồi dào. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan rộng nên việc nuôi cá. Vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm xuất khẩu bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp chế biến cá ngưng hoạt động hoặc giảm công suất. Điều này dẫn tới giá cá giảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

29 − 28 =