Ngừa thương lái trục lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất mua dự trữ lúa gạo

Lúa gạo là một trong những loại lương thực được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Lúa gạo được sản xuất trong nước không chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân mà còn được sử dụng để xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này, vụ lúa Hè Thu đang gặp tình trạng thương lái trục lợi, khiến người trồng lúa cảm thấy lo ngại. Để giải quyết tình trạng này cho người trồng lúa gạo, một số đề xuất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được đưa ra để giúp bình ổn thị trường lúa gạo này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

Giá các loại gạo trong thời điểm hiện tại

Các loại gạo khác bán tại chợ giữ giá ổn định gồm: Nếp ruột tiếp tục duy trì ở mức 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường ổn định ở mức 11.000 – 12.000 đồng/kg; Hương lài 17.000 đồng/kg.

Các thương nhân cho biết, hiện nay việc thu mua lúa đang gặp khó khăn. Do các tỉnh trong vùng áp dụng Chỉ thị 16. Thêm vào đó, chi phí nhân công, vận chuyển cao gấp 3 so với bình thường. Do đó nhiều doanh nghiệp chọn phương án tạm ngưng thu mua. Trong khi đó, rất nhiều diện tích lúa hè thu đang chín cần thu hoạch sớm. Nên doanh nghiệp cho rằng. Các địa phương cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ lúa gạo.

Tình trạng thương lái mua lúa gạo trục lợi trong bối cảnh khó khăn

Thu hoạch lúa
Nông dân tiến hành thu hoạch lúa vụ Hè Thu

Hiện vụ lúa Hè Thu đang thu hoạch rộ. Sản lượng nhiều dễ dẫn đến tình trạng thương lái trục lợi trong bối cảnh khó khăn. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề xuất Chính phủ. Triển khai chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để giảm áp lực thị trường. Và giúp ổn định thị trường lúa gạo. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện mới thu hoạch được 600.000ha lúa Hè Thu. Còn khoảng 900.000ha thu hoạch trong tháng 8, tháng 9. Đây cũng là thời điểm có sản lượng lúa hàng hóa cao nhất.

Tuy nhiên, việc thu hoạch lúa Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp rất nhiều khó khăn. Lúa chín không có người mua, thương lái bỏ tiền đặt cọc. Do vậy, nếu không giải quyết thấu đáo vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới ngành lúa gạo. Ảnh hưởng tới tăng trưởng của ngành. Hiện giá lúa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cơ bản thấp hơn cùng kỳ năm 2020. Theo đó, Cục Trồng trọt kiến nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ kích hoạt chương trình thu mua lúa gạo dự trữ sớm hơn, nhanh hơn. Để nâng được giá lúa, tạo động lực cho người nông dân sản xuất.

Ý kiến của thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khó khăn thu hoạch lúa Hè Thu

Theo ông Trần Thanh Nam- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, hiện khó khăn về lao động trong thu hoạch lúa Hè Thu đã phần nào được giải quyết nhưng đến lúc thu hoạch thì không có thương lái đi mua. Nông dân thu hoạch xong không biết tiêu thụ ra sao và đây là vấn đề khó cần nhanh chóng giải quyết. Vì vậy, đề xuất Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ triển khai chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực. Giảm áp lực thị trường. Và giúp ổn định thị trường lúa gạo, động viên nông dân tiếp tục sản xuất cũng như để đảm bảo kế hoạch sản xuất cho các vụ tiếp theo.

nông dân trồng lúa
Triển khai các biện pháp động viên nông dân trồng lúa, đảm bảo kế hoạch tiếp theo

Vụ thu hoạch lúa Hè Thu gặp khó khăn nên cần có kế hoạch sản xuất đúng đắn

Ông Trần Thanh Nam cũng cho rằng, thu hoạch và thu mua lúa Hè Thu hiện nay gặp nhiều khó khăn. Cần động viên các doanh nghiệp sản xuất chế biến mua gạo chuyển vào kho. Chính sách hiện nay cần hỗ trợ các tỉnh sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp thu mua. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tổng diện tích xuống giống vụ Hè Thu năm nay toàn vùng Nam bộ khoảng 1,6 triệu ha; năng suất ước đạt 56,51 tạ/ha, tăng 1,14 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 9 triệu tấn, tăng 120.000 tấn so với hè thu 2020.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Long An, đến nay, nông dân thu hoạch hơn 53.200ha lúa Hè Thu. Tập trung ở các địa phương vùng Đồng Tháp Mười. Năng suất lúa ước đạt 5,2 tấn/ha, sản lượng 277.660 tấn. Giá lúa dao động từ 5.300 – 5.800 đồng/kg. So với vụ Hè Thu năm 2020, giá lúa giảm từ 300-500 đồng/kg. Với mức giá lúa gạo như hiện nay, nông dân có lãi ít, thậm chí không có lãi trên diện tích đã thu hoạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 39 = 42