Bước sau cùng của một công trình xây dựng nhà ở là công tác kiểm tra, nghiệm thu nhằm để bảo đảm chất lượng của quá trình thi công và kịp thời giải quyết ngay các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, và đây cũng là cơ sở thì đưa ra những quyết toán cuối cùng của công trình. Với bất cứ một công trình xây dựng nào thì việc kiểm tra, nghiệm thu là khâu không thể bỏ sót.
Sau đó là công tác giám sát và hoàn công. Hoàn công sẽ giúp gia chủ có được những thông tin lưu trữ thiết thực nhất của công trình sau khi hoàn thành. Vì vậy, gia chủ hãy luôn tuân thủ theo các trình tự kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và hoàn công để ngôi nhà được thuận lợi và đảm bảo được chất lượng tốt nhất.
Table of Contents
Kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và hoàn công sau khi xây nhà
Công việc kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và hoàn công là những bước thực hiện sau cùng của việc xây dựng nhà ở. Hãy luôn ý thức tuân thủ tuyệt đối các trình tự dưới đây để việc thi ngôi nhà của bạn được thuận lợi và đạt chất lượng cao nhất.
Kiểm tra
Việc kiểm tra phải được thực hiện liên tục trong suốt quá trình xây nhà, giám sát viên hoặc chủ nhà nên thường xuyên kiểm tra khối lượng chất lượng, quy cách, kiểu dáng, … Khi công trình hoàn thành và trước khi nhận bàn giao; chủ nhà nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại so với bản vẽ; những nội dung phát sinh nếu có phải được kê thật chi tiết.
Kiểm tra theo từng hạng mục thi công, ví dụ:
- Kiểm tra thép đã đúng thiết kế chưa trước khi đổ bê tông. Kiểm tra Mác bê tông vào lúc đổ bê tông.
- Kiểm tra công tác xây tô có đúng thiết kế hay không.
- Kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
- Kiểm tra công tác hoàn thiện.
Lưu ý:
Bạn nên kiểm tra chính công việc của người giám sát thi công; hãy đảm bảo rằng họ làm việc với sự cần mẫn, khách quan và liêm chính.
Nghiệm thu
Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc từng bộ phận; từng hạng mục công trình; và toàn bộ công trình để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu; và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Những giấy tờ này cũng là cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó. Bạn hãy căn cứ vào thoả thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết. Việc nghiệm thu được thực hiện bởi ít nhất các bên sau: Chủ đầu tư; nhà thầu thi công; giám sát thi công. Và phải lập thành các biên bản được đánh số thứ tự theo trình tự thời gian.
Lưu ý:
Các biên bản nghiệm thu chính là căn cứ để thanh quyết toán hợp đồng thi công. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham vấn ý kiến của kiến trúc sư hoặc các chuyên gia.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên có nhật ký thi công; đây là một cơ sở pháp lý quan trọng vừa để theo dõi ký nhận các phát sinh tại công trường hàng ngày và hàng kỳ. Nhật ký sẽ giúp gia chủ bám sát các diễn biến và các nội dung, chứng kiến và xử lý từ các bên. Nên tập hợp thói quen tuân thủ đầy đủ việc ghi nhật ký có sự ký nhận của các bên.
Hoàn công
Hồ sơ hoàn công là các bản vẽ; ảnh chụp, ghi chép lại tình trạng thực tế của công trình xây dựng, của bộ phận công trình; bao gồm cả các hệ thống kỹ thuật bị che khuất. Bạn có thể thắc mắc là hồ sơ này dùng để làm gì?
Thủ tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công sẽ được làm theo quy định và nộp tại cơ quan thẩm quyền; phòng quản lý đô thị quận, huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ để công việc được suông sẽ và thuận lợi.
Hồ sơ hoàn công cũng được sử dụng khi cần bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo công trình. Việc chỉ sử dụng hồ sơ thiết kế cho mục đích này có thể gây ra những sai sót; vì thực tế không có công trình nào được thi đúng 100% theo hồ sơ thiết kế mà bao giờ cũng có những sai lệch do trình độ và công nghệ thi công; do thay đổi điều chỉnh trong quá trình thi công.