Nông sản là một trong những sản phẩm chủ lực của nền nông nghiệp nước ta, ngoài các loại lương thực. Là một đất nước nhiệt đới thì Việt Nam có sản lượng nông sản hằng năm rất lớn với nhiều loại trái cây khác nhau. Một trong những loại trái cây được nhiều người Việt Nam yêu thích có thể kể đến là sầu riêng. Trong thời điểm này, mùa sầu riêng đang đến độ thu hoạch chính vụ tại Khánh Hòa. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sản lượng sầu riêng của Khánh Hòa và tỉ lệ tiêu thụ loại trái cây này trong bài viết bên dưới nhé.
Table of Contents
Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã tiêu thụ được khoảng 80% sản lượng
Nhờ chủ động xây dựng phương án, đề ra các giải pháp kết nối, tiêu thụ nên sầu riêng Khánh Sơn đến nay. Đã được tiêu thụ được khoảng 80% sản lượng. Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8/2021. Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) bước vào thu hoạch chính vụ. Với tổng sản lượng dự kiến thu hoạch khoảng 6.240 tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Các nhà vườn trồng sầu riêng đều đứng trước nỗi lo tiêu thụ khi vụ mùa đã đến rất gần.
UBND huyện Khánh Sơn chủ trương xây dựng phương án tiêu thụ sầu riêng hợp lý
Trước tình hình trên, UBND huyện Khánh Sơn đã tổ chức đối thoại bà con nông dân. Chủ động xây dựng phương án, đề ra các giải pháp kết nối, tiêu thụ nên sầu riêng. Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng phòng NN-PTNT Khánh Sơn, cho biết. Trước mắt chính quyền địa phương đã khuyến cáo các nhà vườn trồng sầu riêng sớm chốt giá bán. Làm hợp đồng tiêu thụ với người thu mua để sớm tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn đề nghị các nhà vườn chủ động liên hệ với các thương lái đã thu mua những năm trước đây để tìm kiếm đầu ra.
Huyện Khánh Sơn tạo điều kiện thu hoạch sầu riêng cho thương lái và công nhân thu hái
Cùng với đó, từ tháng 6, huyện đã tạo điều kiện cho phép các thương lái, nhân công thu hái sầu riêng vào địa phương. Để thu hoạch. Đối với các xe vận tải nông sản đã đăng ký “luồng xanh”. Và được cấp mã QR Code, huyện không tiến hành kiểm tra xe, nhưng phải phun khử khuẩn trước khi vào địa bàn. Tuy nhiên, các tài xế cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính. Sau đó cho xe đi theo phân “luồng xanh” đến các điểm tập kết nông sản các xã.
Để tránh tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc giữa thương lái với nông dân, các xã, thị trấn đã thành lập 31 điểm tập kết nông sản sau thu hoạch. Các tài xế yêu cầu phải ngồi trên xe và buộc quay đầu xe. Và không được ở trên địa bàn huyện quá 24 giờ. Ngoài ra, huyện Khánh Sơn cũng cho đăng ký tham gia xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sầu riêng Khánh Sơn đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu sản lượng khoảng 3.750 tấn, tương ứng 287ha.
Sở Công Thương phối hợp cùng nhiều đơn vị, siêu thị, doanh nghiệp phân phối sản phẩm sầu riêng Khánh Sơn
Cùng với đó, phối hợp Sở Công Thương, Sở NN-PTNT cung cấp danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh sầu riêng đề nghị Vụ Thị trường trong nước. Cục Xúc tiến thương mại. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các siêu thị, doanh nghiệp phân phối hỗ trợ giới thiệu. Kết nối tiêu thụ sản phẩm sầu riêng Khánh Sơn. Với sự nỗ lực triển khai các giải pháp trên, theo ghi nhận chúng tôi đến sáng 25/8, các nhà vườn trồng sâu riêng ở huyện này cơ bản tiêu thụ 70-80% sản lượng.
Chia sẻ của chủ vườn sầu riêng về sản lượng tiêu thụ hiện tại
Anh Yến, một nhà vườn kiêm thu mua sầu riêng ở xã Sơn Bình (Khánh Sơn). Xác nhận thông tin các nhà vườn trong xã đã cơ bản đã tiêu thụ 70- 80% sản lượng. Và cho biết, thời gian qua anh đã liên kết các đơn vị thu mua sầu riêng cho bà con hơn 200 tấn. Dù giá sầu riêng thu mua giảm từ 15-20% so với mọi năm. Cụ thể giống Mongthong dao động trung bình từ 30.000 – 40.000 đồng/kg. Ri6 từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Song với giá này, nông dân thu hoạch vẫn có lãi, chứ không có thua lỗ.
Các nhà vườn sầu riêng ở các xã khác cũng cho hay, đến nay cũng đã được thương lái thu mua, tiêu thụ. Trong đó vườn sầu riêng 5 sào (100 cây) của gia đình ông Đoàn Ngọc Giang, thôn Chi Chay, xã Sơn Trung cho thu hoạch 7,5 tấn đã tiêu thu ‘sạch’ khoảng vài tuần trước.
Ông Giang phấn khởi cho biết, với sự nỗ lực các cơ quan chức năng. Các nhà vườn trong xã cũng đã tiêu thụ khoảng 80% sản lượng, với giá trung bình từ 30.000 – 35.000 đồng/kg (Mongthong). Riêng gia đình ông bán với giá 35.000 đồng/kg, doanh thu hơn 260 triệu đồng. Trong khi chi phí mỗi cây chỉ mất khoảng 700.000 đồng.
Sau khi trừ chi phí, nông dân trồng sầu riêng vẫn có lãi
Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng phòng NN-PTNT Khánh Sơn, cho biết, đến thời điểm này qua nắm bắt các địa phương các nhà vườn đã thu hoạch và tiêu thụ 70-80% sản lượng sầu riêng (tùy xã). Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Giá sầu riêng có giảm song nhìn chung bà con thu hoạch vừa qua vẫn có lãi sau khi trừ chi phí. Dự kiến, sầu riêng Khánh Sơn sẽ kết thúc vào cuối tháng 9 tới vì xã Ba Cụm Nam thu hoạch sầu riêng muộn hơn so với xã khác.
Cũng theo ông Đỗ Nhi Huy, từ ngày 23/8 trở lại đây. Các tỉnh phía Nam đã siết chặt Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó thời điểm này sầu riêng Đăk Lăk cũng bắt đầu thu hoạch rộ. Các Công ty thu mua sầu riêng Khánh Sơn. Bây giờ xuất hàng không được. Kho chứa hàng lại đầy nên không nhập hàng nữa. Tuy nhiên sản lượng sầu riêng còn lại 20 – 30%. Bà con trong huyện sẽ chuyển sang tiêu thụ trong nội tỉnh. Và các tỉnh miền Trung nên vẫn ổn.