Vì sao dịch Covid lại khiến nhu cầu về nhà đa thế hệ tại Mỹ gia tăng

Theo một báo cáo bất động sản tại Mỹ, nhu cầu về nhà ở đa thế hệ bỗng nhiên gia tăng. Điều đặc biệt ở đây là trước giờ mô hình nhà này không phải là lựa chọn ưu tiên tại thị trường nước này do văn hóa lối sống người dân Mỹ đề cao sự độc lập. Được biết độ tuổi phổ biến mua nhà là nằm trong độ tuổi từ 41-55, tức chủ yếu là những người đã có con cái trưởng thành. Lý giải cho điều này, một người đại diện của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đã khiến cho các gia đình phải thay đổi để thích nghi với môi trường. Cụ thể chi tiết của báo cáo sẽ có trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Nhu cầu nhà đa thế hệ tăng tại Mỹ

Cụ thể, theo một báo cáo mới đây của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ (NAR), trong năm ngoái, có 18% người mua nhà trong độ tuổi từ 41-55 quyết định mua nhà ở cho nhiều thế hệ trong gia đình họ. Với nhóm người mua trên 75 tuổi, nhà đa thế hệ cũng chiếm khoảng 17% tổng lượng giao dịch.

Nhà đa thế hệ vốn không phải lựa chọn phổ biến ở thị trường bất động sản Mỹ. Vì lối sống của người dân đề cao sự độc lập, tự do cá nhân. Các gia đình hạt nhân (gồm cha mẹ và con cái) thường sống ở nhà riêng. Ít trường hợp sống chung kiểu “tam đại đồng đường”. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng nổ đã thay đổi cách nghĩ và ưu tiên của nhiều người. Nhu cầu mua nhà lớn cho gia đình đa thế hệ cùng chung sống đã gia tăng đáng kể trong năm qua.

Nhu cầu nhà đa thế hệ tăng tại Mỹ
Nhu cầu nhà đa thế hệ tăng tại Mỹ

Lý giải nguyên nhân khiến nhu cầu về nhà đa thế hệ tăng

Bà Jessica Lautz, đại diện NAR, cho biết: “Có nhiều lý do khiến các gia đình đa thế hệ lựa chọn sống cùng nhau. Nổi bật trong số đó là mục đích tiết kiệm tiền và cảm giác an toàn.” Không thể phủ nhận, đại dịch đã khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả kéo theo chính là thu nhập của người dân bị sụt giảm. Thậm chí nhiều công ty đã phá sản. Tình trạng cắt giảm nhân sự, mất việc làm diễn ra thường xuyên.

Vì vậy, các cặp đôi trẻ buộc phải thay đổi kế hoạch để thích nghi với tình hình này. Họ bắt đầu lựa chọn những ngôi nhà lớn để nhiều thế hệ có thể sinh sống cùng nhau. Mục đích nhằm tiết kiệm tiền và san sẻ chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó, đại dịch cũng dẫn đến tâm lý bất an, lo lắng. Việc mọi người muốn ở gần người thân hơn để dễ dàng trông nom, chăm sóc cũng là điều dễ hiểu. Theo chia sẻ của nhiều người cao tuổi, họ cảm thấy an toàn hơn khi sống chung với con cháu. Dù phải cách ly thì ở cùng với gia đình vẫn tốt hơn. So với việc đối mặt với đại dịch một mình, không thể gặp mặt nhau.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu tìm nhà đa thế hệ của người Mỹ
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu tìm nhà đa thế hệ của người Mỹ

Nhóm tuổi trung niên chi nhiều tiền để mua nhà nhất

Báo cáo của NAR cũng hé lộ nhiều thông tin về nhân khẩu học của người mua nhà Mỹ năm 2020. Cụ thể, nhóm người trong độ tuổi từ 22-40 chiếm tỷ lệ cao nhất; trong tổng số người mua nhà vào năm ngoái, đạt 37%. Tiếp theo là nhóm tuổi từ 56-74, chiếm 32% và nhóm tuổi từ 41-55, chiếm 24%. Nhóm tuổi từ 18-24 chỉ chiếm 2% trong tổng số.

Về tài chính, nhóm tuổi từ 41-55 chi nhiều tiền mua nhà nhất. Trung bình khoảng 305.000 USD mỗi căn. Khoảng 17% trong số này sẵn sàng chi hơn 500.000 USD cho một ngôi nhà mới.

Nhóm tuổi từ 31-40 chi trung bình 300.00 USD để mua nhà. Trong đó 18% chọn nhà có giá từ 500.000 USD trở lên. Không bất ngờ, nhóm người mua trẻ tuổi, từ 22-30 chi ít nhất, trung bình khoảng 229.000 USD. Chỉ 6% trong số họ đủ khả năng tài chính để mua nhà giá từ 500.000 USD. Kết quả trên được công bố dựa trên khảo sát được thực hiện với 8.212 người đã mua nhà ở Mỹ trong năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 2 = 2