Trong văn bản hỏa tốc gửi đi vào ngày 23/8 (tức ngày các địa phương tăng cường các hoạt động giãn cách), Bộ Xây dựng đã đưa ra một số đề nghị liên quan đến các đường dây nóng và các vấn đề điện nước. Theo đó, các tỉnh và thành phố phía Nam, cụ thể là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An cần chú ý việc sửa chữa các hư hại của các hệ thống điện nước, hệ thống liên lạc và các hệ thống kỹ thuật căn nhà. Trong đó phải kể đến các vấn đề như hư hỏng điện, tắc ngập nước, mất nước sinh hoạt,…
Bộ Xây dựng đề nghị TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An tạo điều kiện cho các dịch vụ sửa chữa như điện nước, thông tin liên lạc… được tiếp tục thực hiện; rà soát chọn lọc công khai các số điện thoại đường dây nóng các dịch vụ trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm chi tiết về những yêu cầu của Bộ xây dựng trong bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
Bộ Xây dựng yêu cầu rà xoát
“Bộ đề nghị các địa phương cân nhắc tạo điều kiện cho các dịch vụ sửa chữa đối với vấn đề hư hỏng hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, kỹ thuật trong nhà được tiếp tục thực hiện để đáp ứng yêu cầu người dân khi có sự cố”, công văn ngày 21/8 của Bộ Xây dựng nêu. Sau đó, Bộ Xây dựng cũng gửi công văn số 3373/BXD-GĐ ngày 23/8 gửi một số địa phương yêu cầu về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường xây dựng.
Đây là nội dung được Bộ Xây dựng nên tại văn bản hoả tốc gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An khi các địa phương tiếp tục tăng cường biện pháp giãn cách xã hội từ 00 giờ ngày 23/8 để đảm bảo duy trì các dịch vụ sửa chữa đối với các hư hỏng hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kỹ thuật trong nhà (như chập điện, tắc đường thoát nước, mất nước, hư hỏng hệ thống thông gió, điều hoà…).
Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị UBND các địa phương trên rà soát; chọn lọc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ sửa chữa này. Và công khai số điện thoại, đường dây nóng đến các thông tin đại chúng để người dân được biết.
Về di chuyển, các địa phương được yêu cầu tạo điều kiện để công nhân, nhân viên kỹ thuật được có dấu hiệu nhận diện để tham gia giao thông; song song với việc kiểm soát an toàn phòng chống dịch Covid-19.
“Vùng đỏ” dừng thi công xây dựng tất cả các công trình
Bộ Xây dựng cũng vừa có văn bản gửi UBND các địa phương. Về việc tăng cường phòng, chống dịch trên công trường xây dựng. Bộ cho biết, đã nghiên cứu, xây dựng “Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường xây dựng”. Và đề nghị lưu ý tại khu vực có mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ) phải tạm dừng thi công, xây dựng tất cả các công trình; trừ trường hợp phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch.
Với các khu vực không thuộc vùng nguy rất cơ cao, địa phương đang thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định cho phép công trình cụ thể nào được phép thi công xây dựng dựa vào điều kiện thực tế của địa phương.
Các công trình được đề cập
- Cụ thể là công trình phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm của tỉnh; theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Xây dựng theo lệnh khẩn cấp; phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh đã triển khai thi công.
- Ngoài ra, công trình dùng cho mục đích sản xuất công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng ngoài đô thị, cách xa điểm dân cư tập trung.
- Công trình xây dựng sắp hoàn thành (việc xây dựng đã hoàn thành trên 80%); mà khi đưa vào sử dụng có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội;
- Công trình đang thi công bắt buộc phải tiếp tục để đảm bảo kỹ thuật công trình, an toàn tính mạng cộng đồng; hoặc nếu dừng có thể ảnh hưởng đến an toàn của công trình liền kề.
- Hay các công trình xây dựng trong khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các công trình sửa chữa, cải tạo trong phạm vi mặt bằng của doanh nghiệp.
- Công trình dân dụng trong khu dân cư có hàng rào che chắn xung quanh; và có khoảng cách đến nhà/công trình lân cận… tối thiểu từ 30m trở lên. Riêng xây nhà ở thì số lượng lao động có mặt tại đây không quá 10 người.