Bất chấp diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh Covid-19; TP.HCM vẫn ghi nhận gần 12.000 ngôi nhà được rao bán. Có thể thấy, nguồn cung nhà ở vẫn rất dồi dào ở TP.HCM. Trong số 12.000 ngôi nhà được phép “bán nhà trên giấy”; phân khúc cao cấp vẫn chiếm phần lớn với hơn 3000 căn nhà. Hơn 7000 căn nhà còn lại thuộc phân khúc trung cấp. Theo đó có thể thấy, phân khúc nhà bình dân vẫn vắng bóng trên thị trường dẫu cho ảnh hưởng không hề nhỏ của dịch bênh lên nền kinh tế của toàn TP.HCM.
Table of Contents
Hơn 12.000 ngôi nhà được rao bán
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM vẫn rất dồi dào. Khi có gần 12.000 sản phẩm thuộc phân khúc trung và cao cấp được phép “bán nhà trên giấy”. Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021 và công tác phát triển nhà ở trên địa bàn.
Theo Sở Xây dựng, 6 tháng đầu năm nay, đơn vị đã báo cáo UBND TP.HCM giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư 20 dự án nhà ở thương mại; 5 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư; 4 dự án công nhận chủ đầu tư và 10 dự án chấp thuận đầu tư.
Đối với thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM đã xác nhận đủ điều kiện để huy động huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai cho 14 dự án, tổng số 11.948 căn nhà. Trong đó, có 11.038 căn hộ chung cư và 910 nhà ở thấp tầng. Phân khúc nhà ở cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 7.040 căn. Còn lại là nhà ở thuộc phân khúc trung cấp.
Phân khúc nhà ở bình dân tiếp tục vắng bóng
Như vậy, phân khúc nhà ở bình dân có giá bán dưới 20 triệu đồng/m2 tiếp tục vắng bóng trên thị trường. Về tình hình trật tự xây dựng trong nửa đầu năm 2021; Thanh tra Sở Xây dựng đã kiểm tra và phát hiện 288 trường hợp vi phạm. Trong đó, có 113 trường hợp xây dựng sai phép; 92 trường hợp xây dựng không phép và 63 trường hợp vi phạm khác.
Theo ông Trần Hoàng Quân – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM; tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp, trên đất không phù hợp quy hoạch được duyệt và vi phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai ở huyện ngoại thành vẫn còn phức tạp.
Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm các công trình này vẫn chưa dứt điểm, kéo dài. Dẫn đến các công trình hoàn thành, mua bán, chuyển nhượng gây khó khăn trong công tác xử lý vi phạm hành chính.
Tại sao giá nhà không giảm bất chấp Covid-19?
Chính vì đây là nhu cầu cơ bản và nhu cầu đầu tiên nên giá nhà sẽ có xu hướng tăng lên. Với nhà đầu tư bất động sản lâu năm, 90% trong số họ cho rằng đây là một cơ hội lớn. Họ xuống tiền rất nhanh trong thời điểm COVID-19. Nhiều người đã quan sát thị trường từ rất lâu nhưng thời gian diễn ra dịch bệnh chính là thời điểm thích hợp xuống tiền. Như vậy nhu cầu mua cao đã giúp bất động sản có diễn biến tăng giá như đã diễn ra.
Ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn bất động sản Hải Phát cho rằng, thực tế việc giải ngân vốn bất động sản cho các nhà đầu tư nhỏ, với số vốn dưới 5 tỷ trong 6 tháng đầu năm diễn ra khá sôi động. Trong giai đoạn vừa rồi dù dịch COVID-19 nhưng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vẫn rất ổn định. “Về góc độ nhà đầu tư cá nhân, tiếp xúc với nhiều khách hàng tôi nghĩ đây là thời điểm khá phù hợp để họ đưa ra quyết định tận dụng dòng vốn rẻ để mua tiêu dùng hay mua đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã cho biết đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi bởi có sự hỗ trợ về dòng vốn như bây giờ”, ông Duy nhận xét.